Archive for Tháng Tư, 2010

29
Th4
10

Mở L/C để cứu T/T

Chỉ cần vài câu từ đơn giản và lạnh lùng trong Điều khoản thanh toán – Payment: 50% trị giá hợp đồng thanh toán bằng T/T và 50% trị giá hợp đồng còn lại thanh toán bằng L/C không hủy ngang trả tiền ngay trước khi giao hàng, Esco Marine Inc. đã trói buộc Công ty Machino hoặc Machino tự nguyện thanh toán 100% trị giá hợp đồng cho Esco Marine Inc. thông qua điều khoản đầy nghi vấn này. Chính vì vậy mà hai bên không cần ghi ra thời gian và/hoặc thời hạn phải thanh toán – một câu mà bất kỳ điều khoản thanh toán hợp đồng nội hay ngoại nào cũng phải ghi vào để ràng buộc trách nhiệm các bên. Trong trường hợp cụ thể này Esco Marine Inc. giữ thế chủ động hoàn toàn vì đã cầm chắc 385.000 USD rồi mà không cần giao hàng, chỉ khi nào nhận được L/C thì Esco Marine Inc. mới phải giao hàng, đẩy Machino vào thế muốn có hàng thì phải mở L/C. Thế mà phải đến hơn 01 tháng kể từ ngày thanh toán T/T cho Esco Marine Inc. ngày 7/3 Công ty Machino mới thu được 620 triệu của Công ty Vạn Phúc để ký quỹ mở L/C. Sau khi xem xét Yêu cầu mở thư tín dụng và hồ sơ một cách cẩn thận, ngày 11/3/2008 Ngân hàng Vietcombank Hanoi phát hành L/C số 002337100800189. Không hiểu tại sao những người thực hiện thương vụ này tại Machino lại cho phép dung sai về khối lượng thép lên đến tận +-20% trên tổng số 1000 tấn, dung sai lớn như vậy chưa tùng có trong các hợp đồng mua bán sắt thép! Hay là chính ai đó ở Machino biết rằng Esco Marine Inc. chỉ có thể giao được trên dưới 800 tấn thép mà thôi. Hàng về được bao nhiêu?  Tại sao Machino không yêu cầu phải thể hiện số L/C, số B/L và số Invoice trên bộ chứng từ thanh toán như thông lệ thương mại quốc tế? Hồi sau các bạn sẽ rõ.

29
Th4
10

Yêu cầu phát hành thư tín dụng – trang 2

29
Th4
10

Mở L/C để cứu T/T

L/C số 002337100800189 ngày 11/3/2008

29
Th4
10

Mở L/C để cứu T/T

  Yêu cầu phát hành thư tín dụng – trang 2

27
Th4
10

ĐIỆN CHUYỂN TIỀN (50% TRỊ GIÁ HỢP ĐỒNG THANH TOÁN BẰNG T/T)

Lại bàn về kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cụ thể khi thực hiện phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền – T/T. Trong phương thức thanh toán Wire Tranfer (còn gọi là Telegraph Transfer – T/T) có dịch vụ Pending. Tức là người mua sẽ gửi tiền, nhưng ngân hàng sẽ giữ lại, khi nào người mua nhận được hàng sẽ lệnh cho ngân hàng của mình chuyển tiền cho người bán. Áp dụng Pending vừa an toàn tuyệt đối vừa tiếp kiệm được phí ngân hàng cho người mua. Thậm chí có thể còn được hưởng lãi suất tiền gửi ngân hàng ấy chứ. Giá như trong Điều khoản Thanh toán – Payment thuộc hợp đồng ngoại thương số MAC/ESCOMARINE/01 ngày31/01/2008 quy định thêm Pending này thì chúng ta chả có gì phải bàn các bạn nhỉ? 

27
Th4
10

Điện chuyển tiền

Lại nói về kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương trong phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền – T/T. Trong phương thức thanh toán T/T có thể còn có dịch vụ Pending. Tức là người mua sẽ gửi tiền, nhưng ngân hàng sẽ giữ lại, khi nào người mua nhận được hàng sẽ lệnh cho ngân hàng chuyển tiền. Áp dụng dịch vụ kèm theo này vừa an toàn, vừa đỡ tốn phí ngân hàng. Thậm chí người mua vẫn được hưởng lãi suất tiền gửi từ ngân hàng. Nếu tại Điều khoản thanh toán (Payment) của hợp đồng ngoại thương số MAC/ESCOMARINE/01 ngày 31/01/2008 áp dụng dịch vụ Pending này thì chúng ta chẳng có gì mà phải bàn các bạn nhi?

27
Th4
10

SALES CONTRACT: fast T/T but late delivery (chuyển tiền nhanh mà giao hàng chậm)

Một ngày trước khi phương án kinh doanh số 01/MAC/ESCO/2008 được phê duyệt, giám đốc Trần Đức Trương đã ký hợp đồng ngoại thương số MAC/ESCOMARINE/01 ngày 31/1/2008.  Với những kiến thức đã được học mà không được “hành” về kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, đọc lướt qua hợp đồng ngoại thương này chúng tôi nhận thấy giám đốc Trương đã một hợp đồng vô cùng sơ sài, sai về kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Hậu quả là nhận hầu như toàn bộ rủi ro về cho Người mua – Machinoimport. Ví như, ngay phần mở đầu hợp đồng này, trong mục SELLER – người bán, thì có đốt đuốc cả ngày các bạn cũng không thể tìm thấy tên người đại diện cho Người bán – ESCO MARINE INC . Một sai sót sơ đẳng. Thế nhưng chưa hết, tại phần BUYER – người mua, họ ngây ngô đến mức mang trụ sở số 8 Tràng Thi (thuộc quận Hoàn Kiếm) thân thuộc của mình đặt vào Quận Ba Đình lịch sử! Nói nhiều thì lại bị trách là bới móc, xiên xỏ chỉ có mấy lỗi nhỏ đâu có ảnh hưởng gì đến “tình hình thế giới”. Nhưng chúng tôi vẫn mạnh dạn nêu ra đây thêm một vài thiếu sót và sai sót mà theo chủ quan của người viết là gây thiệt hại cho người mua – Machinoimport trong hợp đồng ngoại thương này. THƯ HAI là: Mặc dù thời điểm ký hợp đồng là 31/1/2008 nhưng hạn giao hàng muộn nhất lại được kéo dài đến tận 30/4/2008. Được biết, chỉ 02 ngày sau  khi phương án kinh doanh được phê duyệt, ngày 04/02/2008 Công ty Machino đã chuyển 385.000 USD (tương đương 6.148.835.000 đồng, tỷ giá 15.971đ/usd) bằng T/T (chuyển tiền bằng điện) cho Esco Marine Inc. để thanh toán 50% trị giá hợp đồng. Tại sao khi Người bán đã nhận được tiền rồi mà lại cho phép giao hàng muộn đến như vậy? THỨ BA là: khi Doanh nghiệp chọn Wire Transfer (hay còn gọi Telegraph Transfer – TT) vì: phí Ngân hàng thấp, thủ tục đơn giản, nhanh – gọn – lẹ, ấy là đối với trường hợp người bán là bạn hàng đã làm ăn lâu năm, uy tín. Đối với Nhà NK, thuận lợi là thủ tục nhanh – gọn, phí thấp. còn rủi ro thì ai cũng thấy được, chuyển tiền cho Nhà XK rồi thì Nhà XK không chịu giao hàng, giao hàng không đảm bảo chất lượng, hàng đúng nhưng giấy tờ sai sót gây khó khăn trong việc nhận hàng… Đây là hợp đồng đầu tiên Công ty Machino mẹ ký hợp đồng với Esco Marine Inc., mà giám đốc Trương lại đồng ý với một Điều khoản thanh toán vô cùng bất lợi như thế này: 50% trị giá hợp đồng thanh toán bằng T/T và 50% trị giá hợp đồng còn lại thanh toán L/C không hủy ngang trả tiền ngay. Điều này ai cũng hiểu là chỉ cần giao 1000 tấn thép cho công ty Machino là chắc chắn Esco Marine Inc. sẽ nhận đủ số tiền 770.000 USD. Thế 1000 tấn còn lại thì ĐỂ MAI TÍNH.  THỨ TƯ là: tại Điều khoản Trọng tài (Arbitration) thuộc hợp đồng quy định: Trường hợp xảy ra tranh chấp mà hai bên không thể giải quyết được thì sẽ được đưa ra Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng TM và CN Việt Nam (VCCI). Nghe qua thấy cũng thuận tai. Thế nhưng chưa đủ. Vì đã không nêu ra luật và quy tắc áp dụng khi xét xử. Chả khác nào khách vào nhà, để khách đứng mãi mà quên không mang ghế ra mời ngồi. Các bạn ạ, nếu có điều kiện bay sang hỏi thầy giáo năm xưa, chúng tôi tin chắc còn có thể nêu ra các sai sót của hợp đồng này đến tận thứ CHỦ NHẬT.

27
Th4
10

SALES CONTRACT (Hợp đồng ngoại thương) – trang 2

24
Th4
10

Tớ chỉ cần vài CHỤC NGHÌN PHÚC thui

Ngày 01/02/2008 Công ty Machino ký hợp đồng kinh tế số MAC/VANPHUC/01 với Công ty TNHH TM Vạn Phúc. Rất nhanh, cùng ngày, công ty Vạn Phúc chuyển ngay số tiền 4,5 tỷ đồng! thanh toán đợt 1 cho Machino. Nhưng thực chất số tiền này là để cộng với số tiền Machino ứng ra 1,6 tỷ mua Đô la chuyển tiền TT advance cho ESSO MARINE. Chứ làm gì có chuyện đặt cọc nhiều thế!!! Chuyện đó xưa nay hiếm. Chỉ biết chắc chắn rằng Công ty Machino đã tạm ứng ngay cho VẠN PHÚC thì có. Tên anh ấy hay thế cơ mà. Chơi với người sang tớ cũng sang lây và lên ĐẲNG CẤP. Tớ chỉ cần vài CHỤC NGHÌN PHÚC thui.

24
Th4
10

Phương án thông qua – Chúng ta cùng ký

HĐKT sô MAC/VANPUC/01




Lượng người truy cập

  • 84 586 hits

Các bài viết bổi bật

Bài được xem nhiều nhất

  • Trống
Tháng Tư 2010
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930