Archive for Tháng Một, 2013

25
Th1
13

Hiến pháp là nền tảng, còn nền tảng của hiến pháp?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
Thế giới hiện đại coi hiến pháp là nền tảng pháp lý cho mọi nhà nước tồn tại và vận hành, bất kể là nhà nước gì, hiển nhiên như bất cứ ngôi nhà nào cũng phải có nền móng. Tới lượt nền móng lại được xây dựng trên nền tảng địa chất nào đó. Vậy Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ta hiện nay dựa trên nền tảng nguyên lý nào?

 

Hiến pháp nước nào cũng vậy, được xây dựng trên những nền tảng nguyên lý nhất định quyết định bản chất hiến pháp đó, được khoa học pháp lý dùng làm tiêu thức phân loại ngót 200 quốc gia trên thế giới đặc trưng bởi hiến pháp quốc gia họ. Ở các quốc gia Hồi giáo như Afghanistan, Iran, Mauretanien, Sudan, Pakistan…, hiến pháp đều dựa trên nền tảng kinh Koran. Điển hình như Hiến pháp Iran năm 1979, sửa toàn diện lần cuối năm 1989, gồm 177 điều, mở đầu: “Hiến pháp Cộng hoà Hồi giáo Iran phấn đấu tạo dựng các định chế văn hoá, xã hội, chính trị và kinh tế Iran theo các nguyên tắc cơ bản và quy ước đạo Hồi; nó phù hợp với tâm nguyện của cộng đồng Hồi giáo“. Bản chất hiến pháp chính là bản chất mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và người dân do nó điều chỉnh; ở các quốc gia Hồi giáo trên, mối quan hệ đó thừa nhận ba chủ thể, với vai trò lãnh đạo tinh thần của giáo chủ, nhà nước nhân danh Hồi giáo quyết định trực tiếp mọi hoạt động văn hoá xã hội chính trị kinh tế, và người dân có bổn phận chấp hành, được bảo đảm bằng tín điều Hồi giáo, kinh Koran. Chính trị học phân loại những nhà nước quyết định trực tiếp mọi mặt hoạt động của người dân thuộc toàn trị, luôn phải phục tùng mệnh lệnh của một hoặc một nhóm người đứng đầu là độc tài; từ đó các quốc gia Hồi giáo trên bị tạp chí The Economist xếp chỉ số thứ hạng dân chủ dưới mức trung bình, đa phần thuộc nhóm chính thể chuyên chế.

Nền tảng Hiến pháp Mỹ chỉ thừa nhận hai chủ thể, theo nguyên lý, người dân chứ không phải một hay một nhóm người hay bất cứ nhân danh gì, là chủ nhân nhà nước, có toàn quyền định đoạt nó, chứ không phải ngược lại; đảng phái, tôn giáo, tổ chức dân sự đều nằm trong phạm trù nhân dân chứ không phải trên hay ngoài nhân dân càng không phải nhà nước.

Khác các quốc gia trên, nền tảng Hiến pháp Mỹ chỉ thừa nhận hai chủ thể, theo nguyên lý, người dân chứ không phải một hay một nhóm người hay bất cứ nhân danh gì, là chủ nhân nhà nước, có toàn quyền định đoạt nó, chứ không phải ngược lại; đảng phái, tôn giáo, tổ chức dân sự đều nằm trong phạm trù nhân dân chứ không phải trên hay ngoài nhân dân càng không phải nhà nước; được Đại hội Đại biểu 13 tiểu bang đưa vào tuyên ngôn độc lập trước đó: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng, tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Để đảm bảo những quyền đó, chính phủ lập ra được trao quyền lực chính đáng dựa trên ý chí nhân dân; bất cứ lúc nào nếu chính quyền phá vỡ những mục tiêu trên, nhân dân đều có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc, tổ chức thực thi tốt nhất nhằm phục vụ cho hạnh phúc người dân“. Nguyên lý trên được Hiến pháp Mỹ khẳng định tiếp ở lời mở đầu: “Nhằm hoàn thiện Hợp chủng Quốc, thực hiện quyền bình đẳng, bảo đảm ổn định xã hội, quan tâm bảo vệ đất nước, thúc đẩy lợi ích chung, gìn giữ tự do cho chính mình và thế hệ con cháu mai sau, nhân dân Mỹ lập nên bản Hiến pháp này cho nhà nước Hoa Kỳ“. Tức người dân định ra hiến pháp trao quyền lực cho nhà nước thực thi ý chí họ, chứ không phải để cai trị mình – một dấu hiệu bản chất của hiến pháp dân chủ. Hệ dẫn, phúc quyết được chính trị học coi là một dấu hiệu bắt buộc của một nhà nước dân chủ, bảo đảm tính chính danh cho nó, chứ nhà nước không phải vua chuá nghiễm nhiên có quyền lực; được Hiến pháp ta năm 1946 quy định thành văn, hoặc nhiều quốc gia khác mặc định, nghĩa là tự động thực hiện không cần viết vào hiến pháp; cũng giải thích cho thực tế, tại sao Hiến pháp mới Ai Cập trưng cầu dân ý vừa qua bị biểu tình chống kịch liệt, bởi thiên về Hồi giáo, gây lép vế cho những tôn giáo khác; tức không xuất phát từ ý chí toàn bộ tầng lớp nhân dân.

Nguyên lý dân chủ trên có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia, như Hiến pháp Liên bang Nga 1993 được thể hiện ở câu mở đầu: “Nhằm khẳng định tự do và quyền con người, ổn định và hoà hợp, gìn giữ thống nhất đất nước, xuất phát từ những nguyên tắc bình đẳng, tự chủ của người dân, tự hào với các bậc tiền nhân đã trao chúng ta tình yêu và ý thức đối với tổ quốc, tin tưởng vào bình đẳng bác ái, giữ vững chủ quyền đất nước, quyết tâm bảo vệ nền tảng dân chủ, phấn đấu vì một nước Nga hạnh phúc nở hoa, với trách nhiệm trước quê hương, mọi thế hệ, là một phần của cộng đồng thế giới, nhân dân đa sắc tộc Liên bang Nga số phận chung đã liên kết nhau trên cùng mảnh đất làm ra bản Hiến pháp này cho nhà nước Nga“.

Rút bài học từ trang sử đen tối nhất gây ra bởi chế độ Phát Xít nhân danh ưu việt đưa dân tộc Đức lên vị trí thượng đẳng thống trị thế giới, nguyên lý dân chủ trên được Hiến pháp Đức năm 1946 thể hiện chi tiết tại Điều 20: “(1) Cộng hoà Liên bang Đức là nhà nước dân chủ và xã hội. (2) Tất cả quyền lực nhà nước đều từ nhân dân. Nó được nhân dân thực thi thông qua bầu cử và trưng cầu dân ý, và bằng các cơ quan chuyên về lập pháp hành pháp và tư pháp. (3) Lập pháp chịu ràng buộc bởi hiến pháp, hành pháp và tư pháp bởi luật và các chuẩn mực luật định. (4) Bất cứ ai có hành vi vi phạm những nguyên tắc trên, mọi người Đức đều có quyền chống lại, nếu các biện pháp khác đều không thể“. Ở đây nguyên lý dân chủ đã được biến thành quy phạm, tức những “chuẩn mực thước đo quy tắc xử sự, đong đo đếm được“, như tại điểm (1): nhà nước họ là nhà nước dân chủ và xã hội; tại điểm (2), người dân bầu cử và phúc quyết; tại điểm (3): mọi cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép; tại điểm (4): nếu xảy ra vi phạm những nguyên tắc trên người dân có quyền chống lại, một khi cơ quan nhà nước không, hoặc không thể giải quyết.

Mối quan hệ giữa nhà nước có chức năng thực thi quyền lực dân trao theo ý chí họ, và người dân có quyền loại bỏ chính quyền cũ, lập mới trong nền tảng Hiến pháp Mỹ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích đơn giản mộc mạc cho người dân dễ hiểu, khi bàn về nó: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa”. Vấn đề chỉ còn nằm ở cơ chế nào để thực hiện nguyên lý đó, chính là nhiệm vụ các điều khoản trong hiến pháp phải giải quyết, chứ không thể trông chờ vào nhận thức đạo đức cá nhân người hành xử.

Phạm trù nhà nước “dân chủ và xã hội“ quy định tại điểm (1), tương tư như phạm trù nhà nước “xã hội chủ nghĩa“, hay nhà nước “cộng hoà hồi giáo“, được dùng chủ yếu trong khoa học chính trị, chỉ có thể phân biệt thông qua nhận thức về nội hàm và ngoại diên của chúng. Mà đã là nhận thức thì mang tính chủ quan, không phải những quy phạm “thước đo chuẩn mực cân đong đo đếm được“ dùng trong các văn bản luật. Để khắc phục bất cập đó, Toà án Hiến pháp họ có chức năng giải thích Hiến pháp, lượng hoá phạm trù, khái niệm, thành những quy phạm, buộc cơ quan quyền lực nhà nước không thể làm theo nhận thức chủ quan của mình chệch ra khỏi phạm trù dân chủ, xã hội (sẽ được bàn đến trong chuyên đề Toà án Hiến pháp). Điểm (4) hàm chứa nguyên lý: người dân là chủ nhân được quyền làm tất cả đối với nhà nước (trừ những điều luật pháp cấm); họ có quyền can thiệp từ những hành xử thường nhật của chính quyền cho tới loại bỏ nó như Hiến pháp Mỹ ghi nhận. Cách thập niên trước, lúc tệ nạn bán thuốc lá lậu lan tràn Đông Đức mới tái thống nhất, tại Leipzig một đội cảnh sát chặn 2 đầu 1 cầu vượt dưới là đường ô tô chạy ken kín, nhằm bắt gọn mấy người Việt bán thuốc lá lậu cho khách qua cầu trên đó, lập tức bị dân chúng đi đường quây cảnh sát lại giải toả cho nạn nhân, đòi đưa cảnh sát ra toà, bởi hành vi cảnh sát có thể dẫn tới bức tử họ liều chết nhảy xuống đường. Năm 2011, dưới áp lực của dân chúng truyền thông phản đối kịch liệt đòi miễn nhiệm, bị quốc hội điều trần, Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang Niedersachsen đã phải cho đón trở lại Đức một gia đình người Việt hai con đã sống ở Đức 20 năm bị trục xuất về nước vốn đúng luật được toà phán quyết; chỉ vì người dân cho rằng cơ quan nhà nước (kể cả toà án) đã hành xử vô nhân đạo không phù hợp bản chất dân chủ nhà nước họ được hiến định. Nói nhà nước của dân do dân vì dân được hiến định phải có giá trị trên thực tế như vậy.

Thụy Điển là Vương quốc được xếp hạng dân chủ số 1 thế giới, mặc dù trong mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thừa nhận chủ thể thứ 3 là vua truyền ngôi nhưng chỉ dưới dạng biểu tượng quốc gia; nguyên lý “tất cả quyền lực nhà nước đều từ nhân dân“ được hiến pháp họ quy phạm hoá chi tiết hơn nữa tại điều 1: “Quyền lực người dân Thụy Điển được hình thành từ tập hợp các ý kiến biểu đạt tự do, quyền biểu quyết ngang nhau, nhà nước trung ương và cơ quan hành chính điạ phương phải biến thành hiện thực“. Chứ không phải cầm quyền muốn làm gì thì làm, cho dù với động cơ mang lại hạnh phúc cho người dân tốt đẹp tới mấy. Tại điều 2, mục đích vì dân của nhà nước, cũng được quy phạm hoá: “Cuộc sống văn hoá, kinh tế, việc riêng của mỗi một người (chứ không phải nhân dân chung chung – ND) là mục đích cao nhất trong hành xử hàng ngày của cơ quan nhà nước“; giải thích cho thực tế ở họ bất cứ quyết định nào của chính quyền đối với bất kỳ người dân nào đều phải ghi rõ người dân có quyền chống lại, hướng dẫn thủ tục thậm chí trợ cấp cả chi phí khiếu kiện đi lại luật sư nếu không đủ tài chính; chính quyền phải giải quyết trong thời hạn luật định, qúa hạn hoặc sai sẽ bị chế tài. Nói tuân thủ hiến pháp, không có nghĩa nhắm vào nhân dân mà nhằm vào nhà nước khi thực thi quyền lực như vậy.

Cũng thừa nhận ba chủ thể, ở Đan Mạch gồm vua, nhà nước và nhân dân, nhưng nước họ đạt chỉ số thứ hạng dân chủ cao thứ 5 thế giới chính nhờ phân định vai trò độc lập trong bộ máy nhà nước, để bảo đảm người dân thực sự là chủ nhân đất nước; điều §3 Hiến pháp năm 1953, quy định: “Quốc hội cùng Vua giữ vai trò lập pháp“, “Vua giữ chức năng hành pháp“ nhưng “toà án đảm bảo chức năng tư pháp độc lập“. Chức năng hành pháp lại được Điều §13 phân định “Vua không thể truy cứu trách nhiệm, bất khả xâm phạm“, nhưng “các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm đối với điều hành của chính phủ bằng một bộ luật“. Nghĩa là bất cứ quan chức nào sai phạm đều bị chế tài, không thể đổ cho Vua.

Hiến pháp Liên Xô 1977 sửa lần cuối năm 1990 được xây dựng dựa trên nền tảng “nguyên lý Chủ nghĩa Xã hội“, “học thuyết chủ nghĩa cộng sản“, với ba chủ thể phù hợp nguyên lý đó, khái quát trong lời mở đầu: “Cách mạng tháng 10 đã tạo dựng được nền chuyên chính vô sản, lập ra nhà nước kiểu mới Xô Viết là công cụ chính bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội“, “đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đội tiên phong của nhân dân“. “Các nước Cộng hoà Liên Xô huy động lực lượng và khả năng nhân dân xây dựng nó“.

Nền tảng nguyên lý trên cũng được phản ảnh trong phần mở đầu Hiến pháp Trung Quốc năm 1982, sửa đổi ngày 14.3.2004, cũng với ba chủ thể: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc , được dẫn dắt bởi chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, học thuyết Đăng Tiểu Bình, và thuyết Ba Đại diện, quần chúng nhân dân các dân tộc Trung Quốc tiếp tục giữ vững chuyên chính vô sản, trên con đường Xã hội Chủ nghĩa… biến Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa, dân chủ và hạnh phúc“.

Nền tảng Hiến pháp nước ta năm 1946, có thể so sánh với Hiến pháp Hoa kỳ, khi bản Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945 làm nền tảng cho nó, được mở đầu trích từ Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc“. Mối quan hệ giữa nhà nước có chức năng thực thi quyền lực dân trao theo ý chí họ, và người dân có quyền loại bỏ chính quyền cũ, lập mới trong nền tảng Hiến pháp Mỹ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích đơn giản mộc mạc cho người dân dễ hiểu, khi bàn về nó: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa”. Vấn đề chỉ còn nằm ở cơ chế nào để thực hiện nguyên lý đó, chính là nhiệm vụ các điều khoản trong hiến pháp phải giải quyết, chứ không thể trông chờ vào nhận thức đạo đức cá nhân người hành xử.

So với Hiến pháp gốc 1992 có 12 chương, 147 điều, Dự thảo sửa đổi ở ta hiện nay chỉ còn 11 chương, 124 điều; giảm một chương, bớt 23 điều, trong đó sửa 99 điều, bổ sung mới 11 điều và chỉ giữ lại nguyên vẹn 14 điều, tức còn lại chưa tới 10% hành văn hiến pháp cũ, nghĩa là sửa đổi toàn diện, có ý nghĩa như thay mới. Ví vậy, tính chất và lý do hoàn toàn khác với sửa một vài điều như Hiến pháp Mỹ hay Đức do họ nếu không sửa, luật ban hành liên quan sẽ bị bác bỏ, vốn ở ta chưa bao giờ xảy ra, để phải sửa như họ. Một bản hiến pháp chỉ được coi là thay mới một khi thay đổi nền tảng nguyên lý đẻ ra nó, nếu không hoặc các điều khoản sửa đổi sẽ xa rời nền tảng nguyên lý cũ, hoặc chứng tỏ nền tảng cũ bất định, các điều khoản xây dựng trên nó sửa thế nào cũng được. Và cũng chỉ khi xác định được nguyên lý nền tảng, lấy nó làm thước đo mới có thể đánh giá 124 điều khoản xây dựng từ đó là đúng hay sai, nếu không hoặc như “đẽo cày giữa đường“ hoặc như “thầy bói xem voi“.

Vậy Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ta hiện nay dựa trên nền tảng nguyên lý nào? Nguyên lý đó đã thực đúng xuất phát từ ý chí nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân? Thuộc dạng hiến pháp quốc gia nào nêu trên, hay hoàn toàn khác biệt họ, hay đã chắt lọc được mọi tinh túy từ họ? Bởi nhân loại ngày nay sống trong thời đại hội nhập toàn cầu lấy thế giới làm thước đo; Việt Nam quan hệ với mọi quốc gia trên thế giới luôn giao thoa với hiến pháp họ; chưa nói “một bộ phận không thể tách rời dân tộc Việt Nam“ chiếm tới 1/20 người Việt, lưu trú khắp thế giới do hiến pháp các quốc gia khác điều chỉnh; đồng nghĩa con người Việt Nam sống với nhiều hiến pháp khác nhau, chứ không phải một ! Có thể phân tích 124 điều khoản Dự thảo để xác định trở lại nền tảng nguyên lý xây dựng nên nó, trả lời cho các câu hỏi trên.

 Theo TiaSang.com.vn

25
Th1
13

Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Barack Obama

Nhà Trắng
Văn phòng Thư ký Báo chí
Dành cho đăng tải ngay 21/1/2013
Toà nhà Quốc hội Hoa Kỳ
11h55 sáng, giờ miền đông Hoa Kỳ

obama-speech      Obama phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 21/1. Ảnh: AP

 

Thưa Phó Tổng thống Biden, Ngài Chánh án Tối cao Pháp viện, các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, các quý khách, và các bạn công dân:

Mỗi lần chúng ta tập trung lại ở đây để nhậm chức cho một tổng thống thì chúng ta lại được chứng kiến sức mạnh bền bỉ của Hiến pháp của chúng ta. Chúng ta khẳng định lời hứa của nền dân chủ của chúng ta. Chúng ta nhớ ra rằng những gì gắn kết quốc gia của chúng ta không phải là mầu da của chúng ta, những nguyên tắc của tín ngưỡng của chúng ta, hay là nguồn gốc tên gọi của chúng ta. Điều làm chúng ta trở thành ngoại lệ, điều làm cho chúng ta là người Mỹ chính là sự tuyên bố trung thành của chúng ta với một lý tưởng đề ra trong một tuyên ngôn đưa ra hơn hai thế kỷ trước:

“Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền Sống, quyền được Tự do và mưu cầu Hạnh phúc.”

Ngày hôm nay chúng ta đi tiếp một hành trình bất tận để kết nối ý nghĩa của những lời đó với thực tế của thời đại chúng ta. Bởi vì lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng mặc dù những sự thật này có thể là tự thân đúng, chúng chưa bao giờ là tự thân thực hiện. Mặc dù tự do là một món quà từ Thượng Đế, nó phải được gìn giữ bởi chính con dân Thượng Đế trên thế giới này. Những người ái quốc của thời năm 1776 đã không chiến đấu để thay một nền độc tài của một vị vua bằng những đặc quyền của một thiểu số, hay sự cai trị của một băng đảng. Họ đã cho chúng ta một nền cộng hòa, một chính phủ của dân, do dân, và vì dân, tin tưởng rằng mỗi thế hệ sẽ cùng gìn giữ tư tưởng lập quốc của chúng ta.

Và trong hơn 200 năm qua chúng ta đã làm được việc đó.

Với máu tứa ra từ vết roi, và máu tứa ra từ vết gươm chém, chúng ta nhận ra rằng không có liên bang nào dựa trên những nguyên tắc về tự do và bình đẳng lại có thể sống sót trong trạng thái nửa nô lệ, nửa tự do. Chúng ta đã tự làm mới mình, và thề cùng nhau tiến lên phía trước.

Cùng nhau chúng ta xác định rằng một nền kinh tế hiện đại đòi hỏi phải có đường sắt và đường cao tốc để tăng nhanh tốc độ đi lại và thương mại, phải có trường học và đại học để đào tạo những nhân công của chúng ta.

Cùng nhau chúng ta phát hiện ra rằng một thị trường tự do chỉ có thể phát triển được khi có các quy định để đảm bảo có cạnh tranh và cạnh tranh bình đẳng.

Cùng nhau chúng ta đã quyết định rằng một quốc gia vĩ đại phải chăm sóc những người dễ bị tổn thương và bảo vệ cho người dân của nó chống lại những tai họa và hiểm nguy tồi tệ nhất trong đời.

Trong khi làm tất cả những điều đó, chúng ta chưa bao giờ bỏ đi sự nghi ngờ của chúng ta đối với vai trò của một quyền lực trung tâm, và chúng ta cũng chưa bao giờ bỏ trọn niềm tin vào sự tưởng tượng rằng một chính phủ có thể diệt trừ mọi loại tệ nạn xã hội. Sự hân hoan của chúng ta với sáng kiến và tinh thần kinh doanh, niềm tin bất biến của chúng ta đối với lao động miệt mài và trách nhiệm cá nhân, là những hằng số trong tính cách của chúng ta.

Bởi vì chúng ta luôn hiểu rằng khi thời thế thay đổi thì chúng ta cũng phải thay đổi, rằng sự trung thành của chúng ta với những nguyên tắc lập quốc đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp mới đối với những thách thức mới, rằng việc bảo vệ những quyền tự do cá nhân của chúng ta đòi hỏi một cách sâu xa sự hành động tập thể. Bởi vì cũng giống như những quân nhân Mỹ không thể nào đối chọi được với những thế lực phát xít hay cộng sản chỉ với súng hỏa mai và dân quân, người dân Mỹ không thể đáp ứng được những đòi hỏi của thế giới hôm nay nếu chỉ hành động đơn lẻ. Không có một người đơn độc nào có thể đào tạo cho tất cả những giáo viên toán và khoa học mà chúng ta cần để trang bị cho trẻ em của chúng ta cho tương lai; hay xây dựng những con đường và mạng lưới và những phòng thí nghiệm sẽ giúp mang công việc và doanh nghiệp đến với đất nước của chúng ta. Chính lúc này, hơn bất kỳ lúc nào khác, chúng ta phải làm những việc này cùng nhau, như một quốc gia, như một dân tộc.

Thế hệ người Mỹ này đã được thử thách bằng những khủng hoảng đã giúp tôi luyện ý chí quyết tâm của chúng ta và chứng tỏ sự kiên định của chúng ta. Một thập kỷ chiến tranh giờ đang kết thúc. Và sự phục hồi kinh tế đã bắt đầu. Những khả năng của nước Mỹ là vô hạn, bởi vì chúng ta sở hữu tất cả những tính cách mà thế giới không biên giới này đòi hỏi: tuổi trẻ và động cơ tiến lên, sự đa dạng và cởi mở, năng lực bất tận đối phó với rủi ro, khả năng tái tạo thiên phú. Thưa đồng bào Mỹ của tôi, chúng ta được tạo ra cho một thời điểm như thế này, và chúng ta sẽ chớp được thời điểm này, nếu như chúng ta làm vậy cùng nhau.

Bởi vì chúng ta, nhân dân, hiểu rằng đất nước của chúng ta không thể thành công khi mà một thiểu số ngày càng nhỏ kiếm sống rất tốt và một đa số ngày càng lớn phải chật vật kiếm ăn. Chúng ta tin tưởng rằng sự phú cường của Mỹ phải được đặt trên bờ vai rộng của một tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển. Chúng ta biết rằng nước Mỹ trở nên giầu mạnh khi mỗi người đều tìm thấy sự độc lập và niềm tự hào trong công việc của họ, khi mà mức lương của công việc lao động trung thực có thể giải phóng các gia đình khỏi bờ vực của sự khó khăn. Chúng ta trung thành với lập trường lập quốc của chúng ta khi một bé gái sinh ra trong cảnh bần cùng biết rằng cô ấy có cùng cơ hội thành công như bất cứ ai khác bởi vì cô ấy là một người Mỹ, cô ấy tự do, và cô ấy bình đẳng không chỉ trong mắt Thượng Đế mà còn trong mắt của chính chúng ta.

Chúng ta hiểu rằng những chương trình mòn cũ của chúng ta không còn đủ đáp ứng những nhu cầu của thời đại của chúng ta. Và vì thế chúng ta phải vận dụng những ý tưởng và công nghệ mới để tái tạo chính phủ của chúng ta, sửa đổi luật thuế của chúng ta, cải tổ trường học của chúng ta, và tăng cường năng lực cho công dân của chúng ta với những kỹ năng họ cần để làm việc chăm chỉ hay để học thêm, để vươn cao hơn. Nhưng khi mà công cụ thay đổi thì mục đích của chúng ta không đổi: một quốc gia ban thưởng cho nỗ lực và quyết tâm của từng cá nhân người Mỹ. Đó chính là điều mà thời khắc này đòi hỏi chúng ta. Điều này sẽ mang lại ý nghĩa thực sự cho tư tưởng của chúng ta.

Chúng ta, nhân dân, vẫn tin rằng mỗi công dân đều đáng được hưởng một mức độ an sinh và nhân phẩm căn bản. Chúng ta phải lựa chọn khó khăn để làm giảm chi phí y tế và quy mô khoản thâm hụt ngân sách của chúng ta. Nhưng chúng ta bác bỏ thứ niềm tin cho rằng nước Mỹ phải lựa chọn giữa việc chăm sóc cho thế hệ đã xây dựng đất nước này và việc đầu tư vào thế hệ sẽ xây dựng nó trong tương lai. Bởi vì chúng ta nhớ tới những bài học của quá khứ, thời mà người ta phải sống những năm cuối đời trong cảnh bần hàn và thời mà cha mẹ của những em bé tật nguyền không biết tìm kiếm trợ giúp ở đâu.

Chúng ta không tin rằng ở đất nước này tự do chỉ dành riêng cho những người may mắn hay hạnh phúc chỉ dành riêng cho một nhóm nhỏ. Chúng ta nhận thức được rằng dù chúng ta sống có trách nhiệm tới đâu trong cuộc đời mình thì bất kỳ ai trong chúng ta vào bất kỳ lúc nào cũng có khả năng phải đối mặt với sự mất việc hay sự đau ốm bất ngờ hay một ngôi nhà bị quét đi trong một cơn bão lớn. Những cam kết chúng ta lập ra với nhau thông qua các chương trình Medicare và Medicaid và An sinh Xã hội (Social Security), chúng không làm nhụt đi ý chí tự lực của chúng ta, mà làm chúng ta mạnh lên thêm. Chúng không biến chúng ta thành quốc gia của những kẻ ăn bám hưởng thụ mà cho phép chúng ta được tự do hơn để đối mặt với những mạo hiểm và rủi ro đã giúp đất nước này trở nên vĩ đại.

Chúng ta, nhân dân, vững tin rằng những trách nhiệm của chúng ta là người Mỹ không chỉ là trách nhiệm đối với chính chúng ta mà còn đối với cả các thế hệ tương lai. Chúng ta sẽ phản ứng với nguy cơ biến đổi khí hậu, biết rằng nếu không làm vậy sẽ phản bội con em chúng ta và các thế hệ tương lai. Một vài người vẫn còn từ chối tin vào những kết luận khoa học thuyết phục, nhưng không có ai có thể tránh được ảnh hưởng tồi tệ của những đám cháy lớn, hạn hán chết người, và những cơn bão càng lúc càng mạnh hơn.

Con đường tiến tới các nguồn năng lượng bền vững có thể dài và đôi khi khó khăn. Nhưng người Mỹ không thể kháng cự lại sự chuyển đổi này. Chính chúng ta phải lãnh đạo quá trình này. Chúng ta không thể để mất vào tay những nước khác công nghệ có thể mang tới những công việc mới và những ngành công nghiệp mới. Chúng ta phải nắm lấy tiềm năng mà nó hứa hẹn. Đây chính là cách sẽ giúp chúng ta duy trì được sức sống kinh tế của chúng ta và những của quý quốc gia của chúng ta là rừng và sông hồ, đất đai trồng trọt và những đỉnh cao tuyết phủ. Đây chính là cách chúng ta sẽ bảo vệ hành tinh của chúng ta, mà Thượng Đế đã giao cho chúng ta chăm sóc. Đây chính là cách chúng ta mang lại ý nghĩa cho tư tưởng mà những vị lập quốc khi xưa đã tuyên bố.

Chúng ta, nhân dân, vững tin rằng để có an ninh bền vững và hòa bình lâu dài không đòi hỏi phải có một cuộc chiến tranh bất tận. Những nam nữ quân nhân quả cảm của chúng ta được tôi luyện trong lửa đạn không có đối thủ về kỹ năng và lòng dũng cảm. Các công dân của chúng ta, nuôi kỷ niệm về những người đã hy sinh, biết quá rõ cái giá phải trả cho tự do. Sự thấu hiểu về những hy sinh của họ sẽ làm cho chúng ta mãi mãi cảnh giác đối với những kẻ có thể làm hại chúng ta. Nhưng chúng ta cũng là hậu duệ của những người đã chiến thắng bằng cả hòa bình chứ không chỉ trong chiến tranh – những người đã biến những kẻ thù không đội trời chung thành bạn trung thành – và chúng ta cũng phải mang những bài học này vào thời đại này của chúng ta.

Chúng ta sẽ bảo vệ người dân của chúng ta, và đề cao những giá trị của chúng ta thông qua sức mạnh của vũ khí, và nhà nước pháp quyền. Chúng ta sẽ thể hiện lòng can đảm của chúng ta để cố gắng giải quyết những khác biệt với các quốc gia khác một cách hòa bình. Không phải vì chúng ta ngây thơ về những hiểm họa mà chúng ta đối mặt mà bởi vì sự gắn kết, can dự có thể giúp gạt đi những nghi kỵ và nỗi sợ một cách lâu bền hơn.

Nước Mỹ sẽ là điểm tựa cho các liên minh mạnh ở mọi nơi trên thế giới. Và chúng ta sẽ tái lập những thể chế giúp mở rộng năng lực của chúng ta nhằm đối phó với những khủng hoảng ở nước ngoài. Bởi lẽ không ai có nhiều lợi ích trong một thế giới hòa bình hơn quốc gia hùng mạnh nhất trong thế giới đó. Chúng ta sẽ ủng hộ nền dân chủ từ châu Á tới châu Phi, từ châu Mỹ tới Trung Đông, bởi vì những lợi ích của chúng ta và lương tâm của chúng ta bắt buộc chúng ta phải đứng về phía những người còn đang mong mỏi được tự do. Và chúng ta phải là nguồn hy vọng cho người nghèo, người đau ốm, người bị đẩy ra ngoài lề xã hội, và những nạn nhân của định kiến. Đây không chỉ là hành xử từ lòng từ thiện, mà bởi vì hòa bình trong thời đại của chúng ta đòi hỏi việc cổ võ liên tục những nguyên tắc mà tư tưởng lập quốc chung của chúng ta đã miêu tả: lòng khoan dung và cơ hội, nhân phẩm và công lý.

Chúng ta, nhân dân, hôm nay tuyên bố rằng sự thật hiển nhiên nhất là tất cả chúng ta sinh ra đều bình đẳng – hôm nay vẫn dẫn đường chúng ta đi; y như nó đã từng dẫn đường cho các bậc tiền nhân của chúng ta vượt qua Thác Seneca và Selma và Stonewall; y như nó đã từng dẫn đường cho những người đàn ông và đàn bà, hữu danh và vô danh, đã để lại dấu chân trên chính bãi đất này, để nghe một vị mục sư giảng rằng chúng ta không thể nào đi một mình được; để lắng nghe một vị King tuyên bố rằng sự tự do cá nhân của chúng ta đan xen chặt chẽ với sự tự do của mọi linh hồn trên Trái Đất.

Giờ đây đó chính là nhiệm vụ của thế hệ chúng ta phải thực hiện những gì mà những người tiên phong đã khởi đầu, bởi vì hành trình của chúng ta chưa kết thúc cho tới khi những người vợ, người mẹ, và các con gái của chúng ta có thể nhận được tiền lương tương xứng với những nỗ lực của họ. Hành trình của chúng ta vẫn chưa kết thúc cho tới khi nào những người anh chị em đồng tính của chúng ta được đối xử công bằng như bất kỳ ai khác trước pháp luật, bởi vì nếu như tất cả chúng ta thực sự được sinh ra bình đẳng, thì tình yêu của chúng ta dành cho nhau cũng phải bình đẳng như thế. Hành trình của chúng ta vẫn chưa kết thúc cho tới khi không có một công dân nào phải đợi nhiều giờ đồng hồ để thực hiện quyền bầu cử của họ. Hành trình của chúng ta vẫn chưa kết thúc cho tới khi chúng ta tìm ra một cách tốt hơn để chào đón những người nhập cư cố gắng và hy vọng, những người nhìn nước Mỹ như một xứ sở của cơ hội, cho tới khi các sinh viên và kỹ sư trẻ tài năng được cơ hội tham gia vào lực lượng lao động của chúng ta thay vì bị đuổi ra khỏi đất nước của chúng ta. Hành trình của chúng ta vẫn chưa kết thúc cho tới khi tất cả trẻ em của chúng ta, từ những đường phố của Detroit tới những vùng đồi Appalachia, tới những ngõ nhỏ yên tĩnh của Newtown biết rằng chúng được quan tâm chăm sóc và nâng niu và luôn bảo vệ an toàn khỏi hiểm nguy.

Đây chính là nhiệm vụ của thế hệ của chúng ta, để biến những lời lẽ này, những quyền này, những giá trị của đời sống, tự do, và sự mưu cầu hạnh phúc trở thành hiện thực cho mọi người Mỹ. Trung thành với những văn bản lập quốc của chúng ta không bắt chúng ta phải đồng ý với nhau trong mọi mặt của đời sống. Nó cũng không có nghĩa là chúng ta phải định nghĩa tự do theo cùng một cách hay theo đuổi một con đường giống nhau trong sự mưu cầu hạnh phúc. Sự tiến bộ không bắt chúng ta phải kết thúc những tranh luận hàng thế kỷ về vai trò của chính phủ trong mọi thời, nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải hành động trong thời của chúng ta.

Lúc này, quyết định thế nào là việc của chúng ta và chúng ta không thể trì hoãn việc đó. Chúng ta không được nhầm lẫn sự tuyệt đối hóa là nguyên tắc hay thay thế việc diễn trò cho chính trị, hay coi trò mạt sát như tranh luận duy lý. Chúng ta phải hành động dù biết rằng việc chúng ta làm có lẽ còn chưa thật hoàn hảo. Chúng ta phải hành động dù biết rằng những chiến thắng của ngày hôm nay sẽ không phải toàn phần, và rằng trách nhiệm nằm trên vai của những người đứng ở đây trong 4 năm, 40 năm, hay 400 năm sau để thúc đẩy tinh thần bất hủ đã được trao xuống cho chúng ta trong một khán phòng đơn sơ ở Philadelphia.

Các bạn đồng hương Mỹ của tôi, lời thề mà tôi tuyên thệ trước các bạn hôm nay, giống như những lời thề được tuyên bởi những người phụng sự trong Quốc hội, là lời thề trước Thượng Đế và tổ quốc, không phải trước đảng hay phe nhóm. Và chúng tôi phải thực hiện lời thề đó thật trung thành trong suốt thời gian phụng sự của chúng tôi. Nhưng những lời tôi nói ra hôm nay không khác nhiều so với những lời thề mỗi người lính thề khi nhập ngũ, hay một người nhập cư thề khi giấc mơ trở thành hiện thực. Lời thề của tôi không khác với lời tuyên thệ trước lá cờ đang tung bay trên cao, lá cờ làm tim chúng ta ngập tràn sự kiêu hãnh.

Đó là những lời của công dân, và những lời này đại diện cho niềm hy vọng lớn nhất của chúng ta. Các bạn và tôi, là công dân, có năng lực để định hướng cho đường đi của đất nước này. Các bạn và tôi, là công dân, có trách nhiệm phải định hình những tranh luận của thời đại chúng ta, không chỉ bằng những lá phiếu chúng ta bầu, mà còn bằng những lời nói chúng ta nói ra để bảo vệ những giá trị cổ xưa nhất và những lý tưởng bền vững nhất của chúng ta.

Chúng ta hãy cùng nhau ôm ấp với tinh thần phục vụ nghiêm túc và niềm vui to lớn những gì là quyền bẩm sinh của chúng ta. Với nỗ lực chung và mục đích chung, với đam mê và dâng hiến, chúng ta hãy cùng đáp lại lời kêu gọi của lịch sử và mang theo ánh sáng tự do quý giá này tới một tương lai dù bất định.

Xin cảm ơn quý vị. Cầu Thượng Đế phù hộ cho quý vị. Và mong Người mãi mãi phù hộ cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.

17
Th1
13

Thủ tướng: Người ta hỏi còn Vina nào nữa

– Làm việc với các “quả đấm thép” của nền kinh tế sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ, một số DNNN làm ăn thua lỗ cả tỉ đồng, nói ra ai cũng xót ruột và nhân dân có quyền đặt ra câu hỏi sau Vinashin, Vinalines, liệu còn thêm Vina nào nữa.

>> Nợ của tập đoàn, tổng công ty hơn 1,3 triệu tỷ đồng


Lỗ tiền tỉ ai cũng xót

Người đứng đầu Chính phủ dành phần lớn thời gian khẳng định vai trò nòng cốt của các anh cả đỏ trong nền kinh tế. Với hàng loạt thành tựu của năm qua như góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện các công trình dự án trọng điểm quốc gia, Thủ tướng cho rằng nhìn nhận khách quan thì các TĐ, TCT có đóng góp lớn vào các thành tựu chung.

“Đây là thực tế không ai phủ nhận… Chuyên gia, nhân dân góp ý phê phán thì ta lắng nghe. Nhưng mặt khác phải khẳng định những việc làm được, như tinh thần nghị quyết TƯ – kinh tế nhà nước là chủ đạo”, Thủ tướng nói.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (ngoài cùng bên trái): Tôi thấy hết sức buồn… Tập đoàn Vinashin có tới 6.000 đảng viên. Nhưng mà tê liệt. Ảnh: Lê Nhung

Thủ tướng nhấn mạnh: “Tôi đánh giá cao các thành tựu và mong các đồng chí tiếp tục phát huy, chúng ta kiên định theo định hướng của Đảng. Kết luận mới đây của Hội nghị TƯ 6 cũng khẳng định vai trò của các DNNN. Không thể để tác động này khác của dư luận làm chúng ta dao động”.

Ngay sau đó, ông cũng yêu cầu các TĐ, TCT thẳng thắn, nghiêm túc nhìn lại các hạn chế, yếu kém, đặc biệt đánh giá kỹ hơn tình hình làm ăn thua lỗ ở một số đơn vị.

Theo Thủ tướng, ngoài nguyên nhân khách quan, cần nghiêm túc kiểm điểm lại những hạn chế xuất phát từ chủ quan, như năng lực điều hành, một số hành vi làm trái, đầu tư ngoài ngành. Đặc biệt cần xem xét câu chuyện vốn chủ sở hữu tăng thấp (chỉ 1% so với 9% của năm cũ), vấn đề tình hình tài chính thiếu lành mạnh ở một số đơn vị.

Thủ tướng “phê”, năng lực quản trị tuy có tiến bộ nhưng chưa chuyển biến gì cả về năng suất lẫn chất lượng. Thời gian tới nên chú trọng giảm giá thành, tổ chức lại sản xuất.

Đặc biệt, gây “bão” dư luận nhiều nhất chính là câu chuyện tham nhũng, đầu tư thất thoát lãng phí.

“Vụ việc Vinalines tuy xảy ra từ 2007 nhưng năm qua mới xử lý nên đã ảnh hưởng đến hình ảnh DNNN. Vậy là người ta hỏi còn Vina nào nữa. Tình trạng đầu tư kém hiệu quả, lãng phí trong DNNN còn rất nặng nề. Chỉ vài cái như thế nhưng ảnh hưởng hết sức lớn, rất đau lòng. Nhân dân phê phán cũng đúng. Bây giờ làm ăn thua lỗ tiền tỉ như thế ai cũng xót ruột”.

Trước đó, trong báo cáo tình hình hoạt động năm qua, Phó trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN Phạm Viết Muôn cho hay, tổng nợ phải trả của các TĐ, TCT đã lên tới hơn 1,3 triệu tỉ đồng. Mức lỗ phát sinh của tất cả TĐ, TCT là 2.253 tỉ đồng, trong đó có một số đã lỗ từ năm 2011 đến năm nay lỗ tiếp. Đáng quan ngại là có 10 TĐ, TCT có tổng lỗ lũy kế lên tới 17.730 tỉ đồng.

Người đứng đầu Chính phủ cảnh báo tình trạng thoái vốn đầu tư ngoài ngành phải làm sao tránh lộn xộn.

“Đầu tư ngoài ngành không trái pháp luật hay chủ trương nhưng từ thực tiễn thấy không tốt là phải thu hẹp lại. Nhưng rút lui cũng phải có trật tự, có phương án chứ không để thất thoát, tiêu cực. Mà hoang mang bỏ chạy là thất bại, nguy hiểm”, ông nhắc nhở.

Công khai thông tin

Thủ tướng cũng giao việc cho các quả đấm thép trong năm 2013.

Phải bám sát mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2013 là ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn. Đặc biệt đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ như tái cơ cấu, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định quốc phòng, an ninh.

“Tinh thần là phải nỗ lực cao nhất vượt khó khăn. Chứ các đồng chí đều đưa ra kế hoạch năm nay thấp hơn năm ngoái là không được vì thấp như vậy làm sao có tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước được”, Thủ tướng phê bình.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu TĐ, TCT tập trung rà soát lại đầu tư, đảm bảo không đầu tư ngoài ngành và hiệu quả phải tốt.

Nhóm công việc trọng tâm thứ hai là tập trung tái cơ cấu DN.

Lộ trình cổ phần hóa cũng sẽ được tiếp tục, với trọng tâm là giải quyết dứt điểm các DN làm ăn thua lỗ, không nhùng nhằng kéo dài. Ngoài ra, việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành cũng phải được làm chặt chẽ không để nảy sinh tiêu cực, thất thoát.

“Trong quá trình tái cơ cấu, vấn đề đội ngũ cán bộ chủ chốt rất quan trọng. Mong các đồng chí đoàn kết nhất trí, vì trách nhiệm với đất nước, vì danh dự của các TĐ, TCT. Chứ trong dư luận nhân dân nói đến DNNN là đi liền với hiệu quả thấp, tiêu cực, mất đoàn kết”.

Một số công việc khác cần làm là hoàn thiện cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát, một mặt vừa phải chặt chẽ, mặt khác vẫn phải tạo điều kiện cho DN hoạt động chứ không gây phiền hà, khó khăn. Các “anh cả đỏ” cũng cần chú trọng vấn đề công khai, minh bạch thông tin hiệu quả kinh doanh, kể cả con số thua lỗ. “Định kỳ chủ tịch HĐQT hoặc TGĐ phải họp báo công khai hoặc đưa thông tin lên website kết quả kinh doanh”, Thủ tướng yêu cầu.

 

Đảng viên ở Vinashin tê liệt hết?

“Cần đặc biệt quan tâm xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Tôi thấy hết sức buồn. Trong cách mạng tháng Tám ta chỉ có 5.000 đảng viên mà vẫn giành thắng lợi. Tập đoàn Vinashin có tới 6.000 đảng viên. Nhưng mà tê liệt. Làm trái, đầu tư tràn lan, rồi trái pháp luật kéo dài một thời gian mà tôi không nhận được bất kỳ đơn thư tố cáo của bất kỳ đảng viên nào. Rồi người đứng đầu thì được bầu vào hết cấp ủy này đến cấp ủy khác.

Hay ở Vinalines, mấy nghìn đảng viên mà vẫn làm sai làm trái như thế. Con sâu làm rầu nồi canh. Người dân đặt câu hỏi còn Vina nào nữa? DNNN đi liền với tiêu cực, phạm pháp, tham nhũng. Đội ngũ đảng viên của chúng ta rất lớn, vậy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên ở đâu?” (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)

17
Th1
13

Hốt hết bầy sâu làm nghèo đất nước

– Câu nói của ông Nguyễn Bá Thanh “hốt liền, không nói nhiều” dường như đã trở thành tâm điểm của dư luận mấy ngày nay. Đây có thể coi là phát ngôn ấn tượng đầu tiên của tân Trưởng Ban Nội chính TƯ từ khi ông nhậm chức.

Dường như ông Bá Thanh muốn gửi thông điệp tới một lĩnh vực quan trọng, xương sống của nền kinh tế hiện nay cần được làm lành mạnh, đó là lĩnh vực ngân hàng. Tiếp theo là thông điệp về hành động – điều mà nhân dân chờ đợi hơn cả.

Việc lập lại Ban Nội chính và thực hiện thêm chức năng là văn phòng của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng đã thể hiện quyết tâm của Đảng đối với lĩnh vực nước sôi lửa bỏng này.

Tìm ra mắt xích

Đây thực sự là trận tuyến, có khi còn hơn cả trận tuyến bởi giặc tham nhũng rất khó xác định. Nó vừa ở cạnh ta, là bà con của ta, đồng nghiệp của ta, có khi còn ở trong ta. Khó nên Đảng và Nhà nước đã quyết tâm cao, giải pháp nhiều, lực lượng cũng không thiếu nhưng vẫn “chưa đạt được kết quả như mong muốn”.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Minh Thăng

Theo kết quả khảo sát chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2011 do UNDP công bố tháng 5/2012, tình trạng tham nhũng ở Việt Nam phổ biến, trở thành vấn nạn mang tính hệ thống.

Vì vậy phải tìm ra những mắt xích quan trọng. Mỗi năm tuy đưa ra ánh sáng hàng trăm vụ nhưng nó như cỏ dại, nhổ chỗ này lại mọc chỗ khác. Có nhiều nguyên nhân nảy sinh tham nhũng trong đó có cơ chế, song ngay cách “đánh” xét về hệ thống ta chưa điểm đúng huyệt, chưa tìm ra “sâu chúa” trong một mạng lưới và trong liên hiệp các mạng lưới mà khi đánh vào đó sẽ làm rung chuyển cả hệ thống khiến chúng không tự ứng cứu cho nhau. Phải tìm được những Buôn Ma Thuột, vị trí chiến lược xung yếu như trong giải phóng miền Nam trước đây để đánh.

Trong nền kinh tế của ta không một lĩnh vực nào lại tồn tại riêng lẻ. Sự tồn tại của lĩnh vực này đều phụ thuộc vào lĩnh vực khác, cùng tồn tại. Ngay cả tham nhũng cũng vậy, không có bên nào được hưởng lợi tất cả mà như một ma trận. Trong các mối quan hệ thì quan hệ giữa doanh nghiệp và chính trị là quan trọng. Nhưng nó sẽ không còn lành mạnh nếu bị những “con sâu” chi phối.

Trước Hội nghị Trung ương 6, dư luận đã phấn khởi vì một số ‘sâu’ của ngân hàng bị bắt. Đây là một mắt xích hay những “tử huyệt” mà từ đó có thể tìm ra nguyên nhân làm suy yếu nền kinh tế.

Đánh giá về vấn đề này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Đã tập trung chỉ đạo xử lý một số vấn đề phức tạp, nổi cộm trong thực hiện chủ trương cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường tài chính… Chỉ đạo việc điều tra, xử lý một số vụ án kinh tế nghiêm trọng, điển hình là việc khởi tố Nguyễn Đức Kiên và một số nguyên lãnh đạo ngân hàng… về các hoạt động phi pháp nhằm mục đích đầu cơ, thao túng thị trường tiền tệ…”.

Cho đến nay vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra. Tuy nhiên hệ lụy và nợ xấu mà nó để lại cho nền kinh tế là vô cùng nặng nề. Chính phủ đang chỉ đạo xử lý rốt ráo nhưng kết quả còn hạn chế, vẫn còn kéo dài khó thu hồi vốn, là gánh nặng cho nền kinh tế.

Tử huyệt phanh phui tham nhũng

Trình bày trước Quốc hội, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết trong năm 2012 “tội phạm về kinh tế, tham nhũng phức tạp nổi lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, tác động xấu đến an ninh tài chính, tiền tệ”.

Dư luận quan tâm và hy vọng tân Trưởng ban Nội chính TƯ tham mưu rốt ráo xử lý nghiêm, dứt điểm như người đứng đầu Đảng yêu cầu.

Một trong những thủ đoạn tham nhũng, gót chân A-sin mà như ông Thanh đã chỉ ra, “cán bộ ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng khống giá đất để được vay vốn lớn hơn so với giá trị thế chấp nên để xảy ra nợ xấu ngân hàng. “Hiện cả nước lên tới mấy chục tỉ đô la chứ ít à. Mấy ông đó là phải bắt ngay, không cần đợi có bằng chứng chung chi gì hết”.

Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, và cũng được xem là tử huyệt để từ đó phanh phui tham nhũng, làm lành mạnh thị trường tiền tệ, tạo đà cho kinh tế phát triển.

Chống tham nhũng là nhiệm vụ chính trị hệ trọng hiện nay. Công cuộc này được cả xã hội quan tâm và ủng hộ. Đã đến lúc “không cần nói” – như ông Nguyễn Bá Thanh khẳng định – mà phải hành động. Bước đầu cần tạo tiền đề, tạo đà để từ đó thành hiệu ứng, thành cấp số cộng, số nhân. Một “Buôn Ma Thuột” để tạo niềm tin cho xã hội, làm lộ diện và từ đó xử lý những con sâu, tiến tới hốt cả bầy sâu làm nghèo đất nước.

Nguyễn Đăng Tấn

15
Th1
13

Hiến pháp sao phải sửa?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
Hiến pháp Việt Nam đã qua ba lần sửa đổi
và lần sửa đổi gần đây nhất là vào năm 1992
Hiến pháp không phải sản phẩm tự nhiên mà do con người tạo ra phục vụ lợi ích nó, tất phải thay hoặc sửa, một khi lợi ích đó đòi hỏi.
Gần đây nhất, như hầu hết mọi cuộc cách mạng xã hội, Ai Cập đã hủy bỏ Hiến pháp năm 1971 thay bằng Hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày 26.12.2012, sau khi lật đổ chế độ Mubarak. Hiến pháp là văn bản luật gốc làm nền tảng pháp lý cho một nhà nước, quy định bộ máy của nó, cùng các chuẩn mực, thước đo, quy tắc xử sự nhà nước phải tuân thủ, nên một khi chế độ bị lật đổ buộc phải thay bằng hiến pháp mới, là tất yếu. Ở đây, Hiến pháp là hệ qủa của cách mạng xã hội.Khác với lật đổ chế độ ở Ai Cập, cách thập niên trước, các quốc gia thuộc Liên bang Xô viết và các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu đều thay hiến pháp, được cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cắt nghĩa “để xác lập chính thể mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm sửa cái lỗi hệ thống của họ. Một bài học quá đắt giá trong lịch sử nhân loại (Tuần Việt Nam)“. Tương tự, năm 2008, Chính phủ Quân sự Miến Điện đã chủ động trưng cầu dân ý hiến pháp mới, có hiệu lực từ tháng 1.2011, khởi đầu cho quá trình chuyển đổi chế độ quân sự cầm quyền dai dẳng tới nửa đời người từ năm 1962 bị thế giới cô lập, sang dân sự, với cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ngày 1.4.2012, có 17 đảng phái tham gia, chiếm 45 ghế, trong đó có “cựu thù“ chống chế độ quân phiệt, người đoạt giải Nobel Hoà Bình, bà Aung San Suu. Ở các nước trên, hiến pháp đều đóng vai trò chủ động tạo ra một thể chế mới xuất phát từ ý chí nguyện vọng của đông đảo người dân mà lãnh đạo đất nước họ tự ý thức được, nếu không sẽ không tránh khỏi bị lật đổ.

Và hiến pháp mới ở hầu hết các nước đó, hiến pháp mới đều được phúc quyết, dấu hiệu không thể thiếu của một nhà nước dân chủ, bởi đó là quyền tự thân của người dân; nhà nước của họ, do họ sinh ra vì chính họ chứ không phải ngược lại; không lý gì là chủ nhân, họ vừa không phải tự chịu trách nhiệm vừa không có thực quyền quyết định cái của họ. Trong trường hợp này vai trò ý nghĩa của nó tương đương bầu tổng thống, quốc hội, khác bản chất với vua chúa lên ngôi chỉ cần tuyên cáo với bá tính là đủ, điều đó giải thích cho việc tại sao Hiến pháp Việt Nam năm 1946 có điều khoản phúc quyết, hay Hiến pháp Đức điều khoản 146 quy định hiến pháp họ không phải vĩnh viễn, mà chỉ: “có hiệu lực tới ngày có một hiến pháp mới được nhân dân Đức tự do quyết định“. Nghĩa là người dân chứ không phải nhà nước, có quyền quyết định tất cả – dấu hiệu phân biệt với mọi hiến pháp khác – hiến pháp dân chủ luôn thừa nhận người dân ở vai trò tối thượng có toàn quyền giữ hay hủy bỏ hiến pháp hiện hành bất cứ lúc nào.

Hiến pháp có thể là hệ quả, có thể là mở đầu hình thành nên một nhà nước mới, nhưng hoàn toàn không bất biến. Đến quốc gia có hiến pháp được coi bền vững bậc nhất thế giới là Hoa Kỳ, trong vòng 200 năm từ 1791 tới 1992, cũng sửa tổng cộng tới 27 lần, nghĩa là 7-8 năm sửa 1 lần. Đức được cho là quốc gia điển hình sửa Hiến pháp, trong vòng 40 năm, từ 1951 đến 1990 sửa tới 38 lần, bình quân mỗi năm gần 1 lần, có năm sửa tới 3 lần; tổng cộng 14 lần sửa 1 điều, 8 lần 1 điểm, 4 lần 1 câu, số lần còn lại sửa cả đoạn. Khác với trường hợp thay hiến pháp nhằm thiết lập nền tảng pháp lý cho một chính thể mới, sửa hiếp pháp nói trên nhằm thay đổi hoặc mở rộng giới hạn một hoặc một vài chuẩn mực thước đo quy tắc xử sự “nhà nước được phép làm“. Lý do họ buộc phải sửa, xuất pháp từ nguyên lý: mọi điều khoản hiến pháp họ đều mang tính chế tài trực tiếp, không cần qua bất cứ văn bản luật nào dưới nó nếu không kèm phụ chú; buộc mọi cơ quan nhà nước kể cả tổng thống, quốc hội, chính phủ, viện kiểm sát, toà án phải tuân thủ, nếu không sẽ bị tài phán. Đến cựu Tổng thống Đức Köhler cũng buộc phải từ chức cách đây 2 năm  chỉ bởi phát biểu trước quân đội Đức đồn trú ở Afghanistan, sai hiến pháp đúng mỗi nửa câu, “… quân đội Đức có mặt ở nước ngoài để bảo vệ lợi ích kinh tế Đức“. Nói hiến pháp tối thượng, không hàm nghĩa thứ bậc, đạo luật gốc rễ nó vốn có, mà chính bởi sức mạnh thực tế vô biên của nó như vậy, nếu không thứ bậc cao siêu mấy cũng chỉ làm vì. Cách mấy năm trước, Bộ luật Xã hội Đức quy định không cấp tiền con cho người nước ngoài lưu trú có thời hạn; mãi không sao, tới khi có 2 gia đình người nước ngoài đâm đơn kiện, lập tức bị Toà án Hiến pháp buộc hủy bỏ. Tới năm ngoái, mức trợ cấp cho người nước ngoài chờ xét duyệt đơn xin tỵ nạn quy định trong Bộ Luật Xã hội thấp hơn tiêu chuẩn trợ cấp cho người Đức thất nghiệp lâu năm, cũng bị Toà án bác bỏ, với lập luận, hiến pháp quy định nhân phẩm con người không thể phân biệt; trợ cấp cho người thất nghiệp lâu năm là mức tối thiểu để bảo đảm nhân phẩm đó, vậy không có lý do gì cấp cho người chờ xét tỵ nạn thấp hơn. Mới đây nhất, ngày 29.12.2012, ở Pháp, Hội đồng Bảo Hiến đã ra phán quyết bác bỏ mức thuế 75% áp dụng cho nguời có thu nhập cao do Tổng thống François Hollande và Chính phủ cánh tả của ông chủ trương, với lý giải, không tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về đóng góp đã được hiến định.

Chính do hiến pháp có chức năng chế tài trực tiếp đối với nhà nước, nên để bảo vệ văn bản luật mình ban hành, Quốc hội không còn cách nào khác phải thay hoặc sửa điều khoản hiến pháp đã giới hạn nó. Tuy nhiên không phải nhà nước họ cứ muốn sửa là sửa, bởi hiến pháp của dân do dân phúc quyết chứ không phải của riêng nhà nước, nên dù sửa cũng không được phép vượt ra ngoài khuôn khổ chính bản thân hiến pháp cho phép, nếu không sẽ bị tuyên phán vô hiệu. Năm 1996, Bộ trưởng Nội vụ Đức đưa vào Luật An ninh hàng không điều khoản cho phép quân đội bắn hạ máy bay chở khách bị bọn khủng bố cướp, kết qủa bị Toà án Hiến pháp bác bỏ, do vi phạm hiến pháp về quyền được sống của con người, không thể lấy mạng sống người này cứu mạng sống người khác. Tiếp tục theo đuổi mục đích trên, năm 2007, Bộ trưởng Nội vụ xếp khủng bố cướp máy bay vào tình huống thảm hoạ quốc gia, xoay sang đòi sửa đổi điều 87a Hiến pháp vốn cấm sử dụng quân đội ngoại trừ bảo vệ tổ quốc, nay cho phép cả khi xảy ra thảm hoạ. Mãi tới tháng 8.2012, Toà Hiến pháp mới ta tuyên phán đồng ý sửa Hiến pháp cho phép sử dụng quân đội trong trường hợp thảm hoạ đe doạ quốc gia, nhưng vẫn cấm bắn máy bay chở khách, bởi quyền được sống thuộc điều khoản cấm sửa đổi, bất di bất dịch, ngoại trừ trên máy bay chỉ có mỗi khủng bố. Ở Mỹ, vụ cuồng sát gần đây nhất tại trường tiểu học Sandy Hook giết chết 27 nhân mạng làm chấn động không chỉ nước Mỹ, nhưng Chính phủ Mỹ vẫn không thể cấm sở hữu vũ khí, bởi tu chính Hiến pháp số II quy định: “người dân có quyền sở hữu và mang theo vũ khí“. Điều khoản này đã qua bao đời tổng thống vận động hủy bỏ đều bất thành, bởi quyền sở hữu được coi là quyền người dân, không được xâm phạm. Ở Miến Điện, để có thể bầu bà Aung San Suu Kyi có chồng và con là người Anh, làm tổng thống nhiệm kỳ tới, Tổng thống đương nhiệm Thein Sein đã tuyên bố cần phải sửa đổi điều khoản Hiến pháp cấm người có thân nhân nước ngoài giữ chức vụ cao. Thế giới đang phấp phỏng chờ đợi, bởi mức độ sửa đổi hiến pháp theo hướng dân chủ tùy thuộc mức độ dân chủ người dân giành được vốn quyết định số phận mỗi quốc gia.

Việc sửa hiến pháp gần đây nhất dẫn tới thay đổi bản chất nó được thế giới đặc biệt quan tâm diễn ra tại 2 nước Venezuela và Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Venezuela, năm 2009, bản Hiến pháp năm 1999 được đưa ra trưng cầu dân ý sửa đổi điều 160, 162, 174, 192 và 230 nhằm bảo đảm cho đương kim Tổng thống Hugo Rafael Chávez Frías không bị giới hạn 2 nhiệm kỳ, có thể tại vị tới tận năm 2050 lúc 95 tuổi, và được phép nắm quân sự nhiều hơn, kiểm soát truyền thông trong các trường hợp khẩn cấp, xóa quy chế ngân hàng trung ương tự chủ, để đưa đất nước tiến vững vàng lên chủ nghĩa Xã hội như ông chính thức tuyên bố. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hiến pháp sửa đổi 26 điều khoản được đưa ra trưng cầu dân ý năm 2010, nhằm tước bỏ quyền lực của giới quân sự tưởng chừng như bất khả xâm phạm xưa nay.

Còn sửa hiến pháp toàn diện nhằm cải tổ, nhưng vẫn giữ nguyên bản chất, đã được Liên Xô thực hiện vào năm 1990, với 75 điều khoản được sửa đổi trên tổng số 174 điều, chiếm 43%, kết quả chỉ tồn tại được tới ngày 5.9.1991. Đa số học giả cho đó là quá trình cải cách, kiểu vượt qua một chiếc hố bằng 2 bước nhảy.

Hiện nay, Quốc hội nước ta đã ra nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với tổng số 124 điều được sửa hoặc thêm bớt lời văn, hoặc bổ sung hoàn toàn mới, hoặc thay đổi vị trí điều, mục, đoạn, câu; liệu việc sửa Hiến pháp như vậy có nằm trong trường hợp nào thế giới đã trải qua? Trong thời đại toàn cầu hoá, không thể không đặt ra câu hỏi trên, ít nhất có thể biết Việt Nam đứng đâu trên bản đồ hiến pháp thế giới, để có thể “sánh vai các quốc năm châu“.

Trong khi các nước thay, sửa hiến pháp được đặt ra bởi cách mạng xã hội, hoặc để tạo ra thể chế mới, hoặc nhằm cải cách, hoặc để ban hành luật vượt ra ngoài giới hạn điều khoản hiến pháp hiện hành, hoặc thay đổi bản chất hiến pháp cũ… mục đích sửa hiến pháp nước ta lần này viết ở Lời nói đầu khác họ ở điểm: “… ghi nhận những thành quả to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước“, và giống với họ ở điểm “Xây dựng và thi hành hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh“, vốn là mục đích tự thân sâu xa của bất kỳ bản hiến pháp nào, được thể hiện thành văn hoặc mặc định.

Với mục đích trên, điều 2 Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân quy định, để “Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992“. Tinh thần trên, có thể tìm thấy phần nào ở Hiến pháp Nam Phi trong công đoạn lấy ý kiến nhân dân. Hội đồng Lập hiến họ đã thực hiện được hơn 1.000 cuộc hội thảo với 95.000 người dân tham gia; nhận được khoảng 2 triệu thư kiến nghị / tổng dân số 46 triệu người. Sau khi sửa lần 2, nhận được tiếp 250.000 ý kiến đóng góp. Liệu nghị quyết của Quốc hội nước ta có thu được kết qủa như Nam Phi? Đó là điều không chỉ các cơ quan nhà nước liên quan mà bất cứ người dân nào tâm huyết cũng phải trăn trở, được Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An giải bày: “Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước“. Liệu tâm nguyện của một Cựu Chủ tịch Quốc hội có được chính Quốc hội lắng nghe? Khi điều 124, điểm 4, câu 2, bản Dự thảo hiến định “Việc trưng cầu ý dân về hiến pháp do Quốc hội quyết định“; vậy nếu Quốc hội từ chối thì sao đây? Ngày nay, phúc quyết là dấu hiệu không thể thiếu, tức điều kiện cần, của bất kỳ một bản hiến pháp dân chủ nào, được khoa học chuyên ngành luật pháp thừa nhận!

Theo TiaSang.com.vn
07
Th1
13

Cái khó của ông Nguyễn Bá Thanh

– Tân Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh có nhiều lợi thế, vốn liếng kinh nghiệm trong tay không phải ít, nhưng đồng thời cũng có cái khó của mình.

Lợi thế

Ông Thanh ở Đà Nẵng giờ đã ra Hà Nội.

Tôi có may mắn được vào Đà Nẵng nhiều lần, trước cả thời ông làm chủ tịch và bí thư. Đến thời ông, khi quay lại tôi đã thấy một Đà Nẵng rất khác, khang trang và sạch đẹp. Tốc độ tăng GDP những năm gần đây bình quân gần 12%. Dư luận có kẻ khen người chê. Có nhà báo cho ông Thanh là Lý Quang Diệu của Đà Nẵng, có báo còn giật tít “ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng”, đủ thấy sức lan tỏa của những việc ông làm.

Ông Nguyễn Bá Thanh (phải). Ảnh: Lê Anh Dũng

Vì thế, việc ông ra Hà Nội được nhiều người kỳ vọng. Họ muốn thấy một Nguyễn Bá Thanh làm như ông từng làm, như ông “trị” những công bộc của dân chỉ hứa mà chưa có giải pháp hay chưa làm được những điều đã hứa trước dân.

Ông nhận nhiệm vụ mới trong bối cảnh Đảng đang tiến hành cuộc vận động chỉnh đốn, trong đó chống tham nhũng, chống suy thoái đạo đức lối sống được coi trọng.

Lập lại Ban Nội chính TƯ, vừa thực hiện chức năng một ban Đảng, vừa là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, với người đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Thanh có nhiều lợi thế, vốn liếng kinh nghiệm có trong tay không phải ít nhưng đồng thời cũng có cái khó của mình.

Ở Đà Nẵng ông là người thứ nhất vừa là Bí thư, vừa là Chủ tịch HĐND, lời nói của ông là mệnh lệnh, là “gang là thép”. Giám đốc Sở Xây dựng toát mồ hôi khi ông xoay về cách trả lời vòng vo xuân hạ thu đông như lời ông nói trong khi dân chỉ cần biết bao giờ có điện nước. Hay Sở Tài chính thu ngân sách chỉ đạt hơn 30% nhưng chi tiêu đến hơn 50%, ông bảo nếu là tui, tui sẽ vặn tiền lấy đâu ra…

Thật ra “làm vua”, như từ mà dân ta quen dùng cho các vị đứng đầu tỉnh, có cái khó nhưng cũng có cái không hẳn là khó.

Cái khó vì anh là người đứng đầu phải nắm và chỉ đạo toàn diện. Làm tốt làm dở đều được đo đếm bằng thực tế. Cứ lấy thước đo là chỉ số phát triển và mức độ hài lòng ủng hộ của người dân mà đánh giá. Nói là lãnh đạo tập thể nhưng vai trò cá nhân của người đứng đầu là quan trọng bậc nhất. Có tâm, có tầm thì từ cái khó có thể chuyển thành dễ. Khi trí tuệ biết lo cho cái chung, biết đoàn kết nội bộ, loại bỏ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm thì tự nó trở thành sức mạnh. Sức mạnh ấy được quần chúng ủng hộ, cấp dưới ủng hộ và được nhân lên.

Nay ông Bá Thanh ra Hà Nội đứng đầu một ban quan trọng. Chức năng được xác định là cơ quan tham mưu của BCH Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng.

Không khoan nhượng

Chống tham nhũng là vấn đề cốt tử nhất hiện nay mà dân quan tâm.

Đảng đã xác định tham nhũng là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Suốt các kỳ Đại hội, Đảng đã đưa ra những tư tưởng quan trọng về phòng chống tham nhũng. Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI đã thông qua luật Phòng, chống tham nhũng, thể hiện được những tư tưởng cơ bản và quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.

Luật đã có, các ban từ Trung ương đến địa phương đã thành lập song từ đó đến nay, chúng ta mới chỉ “đạt kết quả bước đầu” như mỗi lần tổng kết đánh giá. Và nói hình ảnh như Chủ tịch nước, “trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”.

Đủ thấy nhiệm vụ mới mà ông Thanh đảm nhận rất cấp bách, rất quan trọng và vì thế mà người dân đều kỳ vọng.

Nhưng ông Thanh cũng có cái khó của mình.

Ở các nước, người đứng đầu có quyền cách chức những kẻ tham nhũng làm sai. Mà chẳng cần cách chức, họ cũng đã xin từ chức. Thế mà họ còn khó. Cái khó của ông với chức năng tham mưu lại càng khó hơn.

Nhưng với Nguyễn Bá Thanh, tôi tin ông sẽ quyết liệt, không khoan nhượng. Quyết liệt ngay cả chuyện chỉ tên, điểm mặt những “đồng chí chưa bị lộ”.

Ta nói nhiều đến quốc nạn song khi đề cập đến ai, ở đâu thì hình như còn rất khó và công việc xử lý cũng chỉ mới “từ vai trở xuống” như lời nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu từng nói.

Công cuộc đấu tranh này không phải ngày một ngày hai mà thành công, tất nhiên cũng không thể kéo dài. Để như vậy thì “còn đâu cái đất nước này nữa”, như Chủ tịch nước đã chia sẻ. Tuy nhiên mọi việc muốn thành công phải bắt đầu xây dựng nền móng, phải bắt đầu có tiền lệ. Đây là kỳ vọng của người dân đối với cương vị mới của ông Nguyễn Bá Thanh.

Nguyễn Đăng Tấn

07
Th1
13

‘Chống tham nhũng không tới sẽ bị ‘đánh trả’

> Ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương
> Sáu nhóm nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương

TPO – “Nếu công cuộc chống tham nhũng không được làm tới nơi tới chốn, có nguy cơ sẽ bị đánh trả”, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói.

Ngay sau khi Bộ Chính trị quyết định tái lập Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương, bổ nhiệm người đứng đầu, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận trao đổi với phóng viên Tiền Phong về vấn đề rất được quan tâm này.

Nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, Luật sư Trần Quốc Thuận. Ảnh nhân vật cung cấp.
Nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, Luật sư Trần Quốc Thuận. Ảnh nhân vật cung cấp..

Chống tham nhũng phải có thực quyền

Thưa ông, thời điểm tái lập Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương có ý nghĩa như thế nào?

Luật sư Trần Quốc Thuận: Việc tái lập Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương là thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 và Trung ương 6, khóa XI.

Lập lại Ban Nội chính Trung ương, là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Tóm lại, có thể nói việc tái lập Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương là một bước thực hiện nguyên tắc “đã giao quyền lực thì phải kiểm soát quyền lực”.

Theo quan điểm của ông, Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương cần tổ chức, hoạt động ra sao để đạt hiệu quả cao nhất?

Luật sư Trần Quốc Thuận: Theo thông tin từ báo chí, đã có Quyết định số 159-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương; Quyết định số 161-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Kinh tế Trung ương. Nhưng, tôi chưa nắm được thông tin cụ thể của các quyết định này. Với Ban Kinh tế Trung ương, tôi không có nhiều hiểu biết so với Ban Nội chính Trung ương.

Bằng kinh nghiệm công tác từ khi còn là Thẩm phán tại TAND TPHCM (từ năm 1983) cho tới 14 năm làm Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội (từ năm 1994 – 2008), theo tôi, để đạt hiệu quả cao nhất, hai Ban này cần có vị trí độc lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật với nhiệm vụ của mình.

Ví dụ, Ban Nội chính Trung ương cần có thẩm quyền tham gia vào các ban chỉ đạo, khởi tố, đôn đốc điều tra các vụ án trọng điểm. Ban Nội chính cũng cần có thực quyền đối với các Ban tương ứng trực thuộc Chính phủ, Quốc hội. Chỉ có như vậy, Ban Nội chính Trung ương mới đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng chống tham nhũng.

Việc lựa chọn nhân sự cho bộ máy hoạt động của Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương nên như thế nào, thưa ông?

Luật sư Trần Quốc Thuận: Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương cần được giao cho những người am hiểu về pháp luật, am hiểu chuyên môn sâu sắc, có kinh nghiệm thực tiễn, dám nghĩ, dám làm. Nếu không họ sẽ rất khó trong việc tham mưu “gác gôn, thổi còi”.

Liệu việc lập lại Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương lần này có tạo ra sự chồng chéo, lấn sân trong hoạt động với các cơ quan khác có cùng chức năng, nhiệm vụ thuộc Quốc hội, Chính phủ?

Luật sư Trần Quốc Thuận: Như chúng ta đã biết, các cơ quan của Đảng ra nghị quyết, đường lối, Chính phủ thực hiện, Quốc hội là cơ quan giám sát, đại diện ý kiến nhân dân. Mỗi cơ quan có một góc độ làm việc khác nhau.

Việc có chồng chéo hay không giữa các ban, ủy ban, bộ ngành đã được bàn từ trước. Chính vì vậy, Ban Kinh tế Trung ương và Ban Nội chính Trung ương đã chuyển thành các vụ, tổ trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng.

Dù đã có quyết định tái lập nhưng nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương chưa được công khai. Vì vậy, chưa thể đánh giá vai trò thực tế của hai ban này. Theo tôi, quan trọng là các ban này có thực quyền hay không?

Cá nhân ông cảm nhận thế nào về ông Nguyễn Bá Thanh trong vai trò Trưởng Ban nội chính Trung ương và ông Vương Đình Huệ trên cương vị Trưởng Ban Kinh tế Trung ương?

Luật sư Trần Quốc Thuận: Ông Nguyễn Bá Thanh là nhân vật được nhiều người nhắc đến, như một nhà cải cách. Ông ấy là con người hành động, năng nổ, dám nghĩ, dám làm. Ông đã đưa Đà Nẵng trở thành đầu tàu phát triển của cả miền Trung, một thành phố năng động.

Ông Vương Đình Huệ trước đây là Tổng kiểm toán Nhà nước, sau đó Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ông Huệ là người có kinh nghiệm kiểm toán, tài chính lại am hiểu kinh tế, tuy nhiên, tôi vẫn chưa thấy trong quá trình làm việc ông Huệ có nhiều thành tựu nổi bật. Vì vậy, tôi cũng đang chờ đợi hành động của hai ông.

“Đánh trả’ nếu làm không tới nơi tới chốn

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận định chống tham nhũng chính là chống giặc nội xâm, trên mặt trận này ông đánh giá thế nào về tình thế hiện nay giữa “ta” và “giặc”?

Luật sư Trần Quốc Thuận: Trước kia, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, tham nhũng là giặc nội xâm. Hiện nay, chúng ta gọi tên tham nhũng bằng những cụm từ như “suy thoái tư tưởng” “tệ nạn tham nhũng”, “vấn nạn tham nhũng”…

Theo tôi, đã xác định là giặc nội xâm thì không thể chỉ chống bằng “phê và tự phê”, không thể chống tham nhũng theo kiểu đóng cửa hô hào, mà còn phải có quyết tâm chính trị từ cấp cao nhất, đồng thời tiến hành quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ khác mới mong có kết quả tích cực.

Muốn đánh “giặc” tham nhũng, chúng ta phải sử dụng lực lượng, vũ khí, cách đánh cụ thể. Lực lượng đó chính là nhân dân, vũ khí là công luận, là sự công khai minh bạch, cần có dũng khí dám công khai cả những sai lầm, khuyết điểm. Nói cách khác, muốn chống tham nhũng phải dựa vào dân, đứng về phía nhân dân.

Qua kinh nghiệm 14 năm làm Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, vừa là luật sư, ông nhận xét thế nào về nỗ lực chống tham nhũng hiện nay? Ông có niềm tin gì với công cuộc chống tham nhũng?

Luật sư Trần Quốc Thuận: Việc chống tham nhũng, chống lãng phí, nghị quyết của Đảng rất nhiều, pháp luật cũng khá đầy đủ. Từ nghị quyết Trung ương 4 tới nghị quyết Trung ương 6 vẫn tiếp tục chỉ ra “nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Xét xử nghiêm những vụ án tham nhũng, trước hết là những vụ nghiêm trọng, phức tạp, được nhân dân quan tâm”. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa được như mong đợi.

Nếu chống tham nhũng không được công khai minh bạch, người dân không biết sẽ không mang lại hiệu quả. Bởi, chống tham nhũng không phải công việc của riêng ai.

Theo tôi, cái thiếu lớn nhất trong việc chống tham nhũng là tính độc lập của tư pháp và sự can dự tích cực của cơ quan công luận. Nếu công cuộc chống tham nhũng không được làm tới nơi tới chốn, có nguy cơ sẽ bị “đánh trả”. Bởi, có thể người dân sẽ đi từ sự tin tưởng công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng tới sự hụt hẫng, tới mất niềm tin nếu chúng ta không quyết liệt, triệt để.

Tôi không dùng từ niềm tin mà là hi vọng. Theo tôi, chống tham nhũng là công việc đồng bộ, cần song hành cải cách kinh tế và cải cách chính trị. Tuy nhiên, cho tới hiện tại, từ Đại hội X tới Đại hội XI, vấn đề cải cách hệ thống chính trị dường như chưa có lộ trình cụ thể.

Cải cách hệ thống chính trị sẽ tiếp thêm hy vọng cho công cuộc chống tham nhũng. Nhưng trước tiên, Đảng cần thực hiện những gì mà nghị quyết Đại hội XI đã đề ra, cần làm tới nơi tới chốn chứ không dừng lại ở những khẩu hiệu.

Xin cảm ơn ông.

N.C.Khanh




Lượng người truy cập

  • 84 582 hits

Bài được xem nhiều nhất

  • Trống
Tháng Một 2013
H B T N S B C
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031